Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Nhân quả báo ứng

Nhân quả báo ứng xuất phát từ câu chuyện ở Trung Quốc, có phác họa một bức tranh về cuộc sống con người khi bi đọa đày đại ngục tăm tối. Cuốn truyện này nói về sự báo ứng những gì con người đã làm và gánh chịu hậu quả nặng nề qua các triều đại ở Trung Quốc.
Cuốn truyện này đưa ra những bài học có giá trị cao về cách đối nhân xửa thế ở đời đưa con người đạt đến chân thiện mỹ của một người tu hành làm theo lời phật dạy của một đức phật. Qua một thời gian dài được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, tập truyện này rất được sự hưởng ứng và tán dương của hầu hết mọi tầng lớp nhân dân. Cho dù đã ra đời trong một thời gian lâu nhưng nó vẫn còn tồn tại để hướng con người đến với niềm tin, làm theo lời phật dạy sẽ đạt được những điều tốt đẹp nhất trên cõi đời này.
Khi làm thiện thì con cháu được hưởng

Cách đây  khoảng 1000 năm, có một người học Phúc làm ăn thành đạt trong công việc kinh doanh buôn bán, lúc nào cũng giúp đỡ những người nghèo khổ khó khăn hơn mình. Trong những năm nhân dân bị hạn hán mất mùa, ông bỏ tiền bạc của cải ra giúp dân vượt qua cơn hoạn nạn. Sau này, con trai của ông lớn lên lên thành thi trạng nguyên, mọi người nằm mộng thấy con trai ông đỗ kết quả rất cao. Quả thật, con trai ông đỗ trang nguyên đứng đầu bảng. đúng là cha làm việc thiện con cái được hưởng phước báo.
Hại người hóa ra lại hại mình
Vào đời nhà Minh trên một đảo thuộc tỉnh Giang Tô, A Lý là người chèo thuyền ở trên đảo. 
Có một năm vào tháng bảy bỗng nhiên gió bão thổi đến. Do gió mạnh và kèm theo những đợt sóng lớn nên dân cư sống ở ven biển chết đuối rất nhiều, còn trên mặt biển các vật trôi nổi vô số.Lúc này A Lý liền chèo thuyền ngược xuôi trên dòng nước dữ, mục đích của anh ta không phải là để cứu người mà để lo vớt các đồ vật quý giá như lắc tay, dây chuyền vàng bạc, nên khi nhìn thấy một người con gái nổi trên mặt nước trong tình trạng hấp hối, tay ôm một chiếc rương nhỏ màu đỏ. A Lý nhìn thấy chiếc rương, nghĩ là vàng bạc ở trong đó nên liền nổi máu tham. Anh ta cho thuyền áp sát vào cô ta và đưa tay đoạt lấy chiếc rương mang về, mặc cho cô gái phải bị chết đuối. Nhưng khi A Lý mở rương ra xem bỗng thấy bên trong chỉ có một tờ hôn ước giữa mình với cô ta. Lúc này A Lý mới biết người con gái đó chính là vợ chưa cưới của mình. Về sau A Lý nhân chuyện này mà bị sự gièm pha của mọi người, từ đó sanh bệnh.
A Lý tham lam tài vật, thấy người sắp chết mà không cứu, vì thế vô tình đánh mất người con gái đã đính hôn với mình để rồi một thân côi cút buồn phiền, thiếu thốn mà chết.Đây là sự báo ứng rõ ràng về đạo lý nhân quả, không thể sai khác.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Con đường giác ngộ


Trong đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
Người xuất gia mang trọng trách dìu dắt Phật tử cho nên đường hướng phải nắm cho thật vững. Hiểu lờ mờ, thực hành không đến nơi đến chốn, hướng dẫn người khác lệch đường, công đức không có, lại trở thành tội. Phật tử cũng cần biết định hướng tu hành cho đúng đắn để đạt lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trước tiên, chúng tôi nhận định đạo Phật không phải là một tôn giáo. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên, thắc mắc vì sao chúng ta cũng thờ cúng lễ lạy nhưng không phải là tôn giáo?Lời phán dạy của đấng tối cao, phải quý kính tuân hành không thể sai khác. Đó gọi là tôn giáo. Đệ tử Phật tôn kính Đức Bổn Sư vì sự hướng đạo của Ngài đem đến lợi ích trong hiện tại và tương lai.

Khái niệm về con đường giác ngộ

"Lâu nay chúng ta nghĩ rằng ngồi thiền, bỗng dưng hôm nào đó phát hào quang sáng rực, biết được quá khứ, vị lai là giác ngộ. Quan niệm như vậy là sai lầm, không phải mục tiêu đúng đắn của người đệ tử Phật. Ý nghĩa chữ giác ngộ rất rõ ràng: Hiểu sai sự thật là mê, biết đúng như thật là giác ngộ. Cho nên trọng tâm của đạo Phật là phải thấy đúng lẽ thật".
Theo cách nhìn của chúng tôi, “đạo” là con đường, “Phật” là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó là tu. Mê lầm là nguồn gốc của mọi đau khổ. Muốn hết khổ thì phải tìm ra con đường giác ngộ, từ đó đi đến giải thoát sanh tử. Mục tiêu của đạo Phật là cứu khổ, đưa chúng sanh từ bờ mê lên bến giác. Nếu chưa giác ngộ thì chưa thể giải thoát.
Đặt câu hỏi giác ngộ điều gì là tối yếu? Đạo Phật nhắm thẳng vào con người. Thấy thân thật, thân quý là mê. Biết nó không thật, giả tạm gọi là giác. Người xuất gia cạo tóc cho xấu, mặc đồ lam lũ cho xấu thêm chút nữa, ăn uống đạm bạc không quá chú trọng chăm sóc cơ thể. Cho nên phải giác ngộ mới can đảm xuất gia. Dù vậy cũng chỉ là giác ngộ bên ngoài.

 
con duong giac ngo

Con đường giác ngộ ở chùa

Vào chùa thời gian đầu chúng ta chưa thể giác ngộ hết những điều Phật dạy đâu, còn mù mờ lắm. Bởi vì chỗ hết sức thiết yếu chúng ta lại không dám nhìn nhận.Cuộc đời này, thân mạng này là không thật, mà thiên hạ cho là thật. Như trong gia đình có người thân bệnh chết, những vị còn lại than khóc não nề, họ không chấp nhận được. Điều này xưa nay như thế, ai không chấp nhận thì khổ. Người hiểu sự thật ấy thì bình thường trước mọi được mất đổi thay.
Vì vậy người trí khi nhìn thấy thân nhân từ giã cuộc đời ra đi biết rằng lúc nào đó cũng đến lượt mình. Người lớn tuổi đi trước. Mình nhỏ hơn sẽ đi sau. Có khi người nhỏ tuổi đi trước, chúng ta càng giật mình tỉnh lại, nhớ rằng người ta giả thì mình thật sao được. Đó là tỉnh giác. Hằng nhớ như vậy thì xuất gia, tại gia tu đều lợi lạc.
Người thế gian cho rằng thân mình là thật nên giành giật danh lợi, tài sắc, gây tội chịu khổ trầm luân muôn kiếp. Nếu thấy giả thì những điều làm thương tổn, phiền hà người khác nhất định không làm. Được như vậy việc tu rất dễ dàng, nhanh tiến. Ngược lại nếu lầm tưởng thân là thật, dù ham tu nhưng rồi cũng muốn thọ hưởng, rốt cuộc chẳng tu tới đâu.
Con đường giác ngộ cho ta thấy cuộc đời tạm bợ nên xuất gia cầu giải thoát sanh tử. Con đường đã vạch sẵn, những ngăn trở, chướng ngại đều nhất định vượt qua. Quả quyết như vậy nên ngày nào còn có mặt thì phải nỗ lực tu. Luôn luôn tỉnh giác thấy thân giả, lời nói giả, cuộc đời cũng giả thì sự tu dễ biết chừng nào. Lời khen tiếng chê chung quanh chỉ là trò chơi. Không có gì đáng để bận tâm, phiền lòng.
Cho nên nghèo cũng không khổ, làm bao nhiêu chi dùng bấy nhiêu, sống qua ngày. Bề ngoài khó coi một chút cũng không quan trọng.Thân không thật, đẹp xấu cũng không thật, có gì buồn.Chỉ một câu kinh chúng ta thấu suốt, chịu ứng dụng tu thì mọi khổ ách đều qua.
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu. Nhận rõ thân không thật, giả có, là chúng ta đã giác ngộ lẽ thật về thân.

Con đường giác ngộ ở tâm

Lâu nay người ta lầm nhận rất nhiều về tâm, đa số người chấp suy nghĩ là tâm mình. Giác ngộ về thân dường như khó nhưng phân tích ra lại dễ. Giác ngộ về tâm rất sâu kín, khó thấy. Như trong đầu chúng ta có bao giờ được năm phút yên lặng không hề suy nghĩ đâu. Hết nghĩ chuyện này đến nghĩ việc kia, liên tục không ngừng nghỉ. Dòng nghĩ suy liên tục như nước trôi qua mất hút không tồn tại, không chỗ nơi lại chấp là tâm mình.
Tu thiền bắt phải ngồi nghiêm trang, đau chân gần chết vẫn phải chịu đựng một tiếng rưỡi, hai tiếng đồng hồ. Đó là để tự mình khắc phục cho được sự khó khổ trên thân. Thân cực khổ vẫn dễ thắng hơn tâm. Trong đầu lăng xăng muốn ngừng nhưng vẫn cứ chạy, nắm cái này nó tuột qua cái kia, không dừng bao giờ. Vọng tưởng là bóng dáng của các trần đã ghi sâu trong tàng thức, sẵn sàng xuất hiện bất cứ lúc nào, không thể ngăn cản, ngừa đón. Thực sự muốn thắng tâm vọng tưởng trước phải thắng thân. Hàng phục thân thành công mới có khả năng hàng phục tâm. Thân nhọc nhằn một chút chịu không nổi, sẽ không bao giờ hàng phục nổi tâm.

Phật dạy về con đường giác ngộ

Tổ dạy ngồi yên tịnh, tâm lặng thì trí sáng, từ đó sống trở lại với bản tánh sẵn có của chính mình. Nhưng làm sao để những vọng tưởng đảo điên dừng lặng?
Nhiều vị hiểu lầm ngồi thiền là diệt vọng. Sự thực, vọng hư dối, nó đâu có thật mà diệt, nên tôi chủ trương “Biết vọng”. Thấy biết nó giả dối chỉ cần không chạy theo, không bị dẫn. Khi tâm hiện lên một bóng giả, biết giả không thèm theo, nó tự lặng, trở về bản thể. Câu kệ đánh thức thiền giả đừng nhầm lẫn thấy vọng liền diệt, không vọng lại cố tìm để diệt. Vọng lặng thì chân hiện, đầy đủ không cần tìm kiếm.
Người tỉnh giác thấy các pháp thế gian tánh Không, duyên hợp giả có, tạm bợ, huyễn hóa nên không sợ hãi muốn trừ bỏ. Đó là thấy biết bằng trí tuệ. Như người tỉnh táo đâu bao giờ cầm dao đâm bóng mình cho chết. Chỉ có kẻ ngu si không biết bóng là giả, mới cố công diệt bóng. Biết các pháp huyễn hóa thì những hồi tưởng buồn vui thương ghét dấy khởi, chúng ta chỉ cười, tự nhiên nó lặng.
Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,
Lặng yên chẳng động tự như như.
Tất cả tướng mạo của vọng tâm đều hư dối. Chân tâm bản tánh không hình tướng nhưng hằng tri. Buông xả đến một lúc tâm lặng yên, tự nó như như. Tâm tánh luôn sẵn đó nên một khi sạch hết vọng tưởng, nó liền hiện bày đầy đủ.
Kết thúc lại, chúng ta nhờ Thế Tôn chỉ đường, hành theo lời Ngài dạy đi đến đích con đường giác ngộ giải thoát. Đó là con đường của đạo Phật.


Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Phật dạy về nhân quả

Đức Phật dạy về nhân quả rằng con người khi sống phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, lão, bệnh và tử; đó là quy luật tất yếu của thế giới này. Con người sinh ra và chết đi, nhưng thân xác cũng bị già đi và bệnh tật, điều này là vô thường. Nếu chúng ta nghĩ rằng không thể nào vượt được định lý vô thường sinh lão bệnh tử là rơi vào đoạn kiến; vì theo Phật dạy về nhân quả, chúng ta phải khởi điểm từ định luật vô thường mà tu hành để giác ngộ được lý chơn thường và tồn tại mãi với chơn thường, mới gọi là tu đúng Chánh pháp.

phat day ve nhan qua

Chúng ta đã oán than, trách móc khi những đau khổ, tai ương trong cuộc sống xảy đến cho mình. Nhưng chúng ta luôn đặt ra những câu hỏi oán trách ai đây? Ai làm cho ta khổ vì bệnh hiểm nghèo, nào là tai nạn giao thông rồi tai nạn lao động? Chúng ta lại tự hỏi ai làm cho chúng ta mất cha, mất mẹ, hay mất dần những người thân mà chúng ta yêu thương nhất? Phật dạy về nhân quả cho rằng con người  không biết phải oán trách ai rồi lại chuyển sang than đất, than trời. Nhưng trời đất ở đâu thì ta chưa từng biết! Và thực lòng ta cũng không thể tin được là có thể có một “ông trời” bất nhân đến nỗi chỉ chuyên gây ra những khổ đau cho nhân loại!
Trong cuốn sách Phật dạy về nhân quả, có một thượng tọa có viết: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, ích kỷ, không chịu bố thí. Có lần, một thanh niên lên chùa gặp chúng tôi than thở: "Thưa Thầy, đời con khổ quá, bây giờ con chỉ muốn đi chùa và tu hành cho bớt khổ". Nghe xong chúng tôi nói: "Con càng đi chùa thì càng khổ, vì con đang cố tránh né các nghiệp mà con gây ra từ kiếp trước". Lúc này trên gương mặt người này hiện lên rõ ràng đây là con người khá ích kỷ, khó tính, bỏn xẻn, hà tiện. Đời này nghèo khổ nên cứ thích đến chùa, để cảm thấy mình có giá trị ở nơi tín ngưỡng tâm linh. Vì khi làm như vậy ta lại phải đau khổ thêm, nghiệp lại chồng nghiệp.

Trong những điều Phật dạy về nhân quả có người tự sát dễ  mời quỷ chết oan đến làm người thay thế

Tại một trang trại nọ có có một đôi vợ chồng tá điền họ Triệu, hai vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận.
Một ngày kia, người vợ nghe nói ông chồng có tình nhân bên ngoài, cũng không biết là thật hay giả.
Bà vợ vốn dịu dàng, im lặng chỉ nói đùa với chồng rằng: “Nếu như chàng không yêu thiếp, mà lại đi yêu con hồ ly tinh kia, vậy thì thiếp sẽ treo cổ tự sát cho chàng xem”. Ngày hôm sau, trong khi người vợ đang ở ngoài đồng ruộng, gặp được một thầy đồng, ông thầy đồng này có cặp mắt âm dương, có thể nhìn thấy ma quỷ ở cõi âm bên kia, nhìn thấy bà, ông kinh hãi la lên: “Sau lưng bà, sao lại có một con quỷ chết treo bám theo vậy!” . Lúc này bà mới biết rằng, ngay cả những lời nói đùa trong lúc nói chuyện, thì ma quỷ cũng đều nghe thấy được.
Phàm là những ai tự sát, nhất định phải tìm được người thay thế mới có thể được đầu thai. Có thể là vì chán ghét những người tự sát kia, vậy nên không để họ có được sinh mệnh mới một cách mau chóng. Cũng là để cho con người thế gian sau khi biết được, thì không còn dám tùy tiện tự sát nữa.

Phật dạy về nhân quả có câu chuyện trả nghiệp sát sanh

Năm 1958, có cậu Hiếu bị tật bẩm sinh, mặt đưa ra phía sau lưng, đầu lắc lư, tay chân cong quẹo không đi được, bò lết tại chợ Trà Vinh ăn xin. Lạ một điều là ngày nào cậu cũng khóc la: Bà con ơi, đừng sát sanh! Tôi là con bò nè …! Người ta giết tôi, dòng họ tôi chết hết rồi … Tiếng khóc của cậu rống lên như bò bị thọc huyết. Rất nhiều người biết lai lịch của cậu Hiếu. Ông nội của cậu ở tỉnh Trà Vinh chuyên nghề làm thịt bò bán ở chợ, giàu có dư ăn. Có một ngày ông cột con bò cái định khuya làm thịt, mai bán chợ sáng. Ngay đêm hôm đó ông mơ màng thấy người đàn bà đến khóc nói: xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi ông hãy giết. Đêm ấy ông thấy hiện tượng ấy 3 lần, ông nói cùng vợ. Bà khuyên ông không nên làm thịt con bò này, nhưng ông không nghe. Khuya hôm đó, như thường lệ, ông đập đầu con bò. Con bò này la lớn hơn những con bò trước, nó chống cự, giãy giụa đến đứt dây thừng, và đến khi gần chết, đầu nó cứ mãi lắc lư. Cũng ngay đêm hôm đó, con dâu ông sinh đứa cháu nội trai dị tật: sứt môi, mắt lộ, đầu quay ra sau lưng, chân lại ở trước. Ông lo chạy chữa thuốc thang cho cháu tốn hao cả tài sản vẫn không hết. về phần gia đình ông thì cả nhà mang trọng bệnh kỳ lạ, sau đó chết hết. Tôi nghiệp đứa bé chỉ mới mười tuổi dị tật phải đi ăn xin, đầu cứ lắc lư, không quên tự xưng mình là Bò.
 

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Ngày vu lan báo hiếu


Ngày vu lan báo hiếu hay còn gọi mùa báo hiếu, được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch, cầu cho cha mẹ đã mất được vãng sanh về thế giới Tây Phương. Vu Lan còn là dịp để những người may mắn còn cha còn mẹ, thực hành sống thương yêu cha mẹ mình hơn và đền đáp công lao to lớn, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất dành cho cha mẹ.
Mùa vu lan báo hiếu thứ 3 con xa nhà rồi mẹ? Con chỉ muốn bỏ lại tất cả để chạy về được mẹ ôm vào lòng ngay lúc này thôi mẹ ạ, nhưng con không làm được, ngoài những cuộc gọi điện thoại hỏi thăm con không biết làm gì hơn cả.
Mẹ nói mẹ rất vui và hạnh phúc mỗi lúc nghe giọng nói của con, mẹ có đang nói dối đúng không hả mẹ? Con biết rằng đằng sau những cuộc điện thoại là những giọt nước mắt đang rơi trên khuôn mặt hao gầy của me, mẹ thương con phải bon chen chốn Sài Gòn không tình người, mẹ thương con những lúc nắng mưa thất thường ốm không ai bên cạnh, mẹ thương con đi làm về vội lăn ra ngủ còn cơm thì cũng bữa được bữa mất...mẹ thương con nhiều lắm đúng không mẹ?

ngay vu lan bao hieu


Khi đến ngày lễ vu lan báo hiếu, con vẫn còn nhớ như in cái ngày con nhận được giấy báo nhập học, con cứ cười nói vui vẻ, háo hức và vui sướng vì sắp được rời xa chốn xa quê. Mẹ nhận thấy sự hạnh phúc và hồn nhiên nơi con, nhưng hằng đêm con lại thấy mẹ trằn trọc khó ngủ, lúc đó con nhận ra rằng, đó lại là một nỗi lo âu của một bà mẹ có con sắp rời vòng tay mình phải không mẹ?
Nắng vàng rải nhẹ chùa tôi,
Cỏ non xanh thắm một trời bình yên.
Về đây tu học Tâm Từ,
  Tiếng chuông báo hiếu bước vào an vui.
Tôi tự học đạo, lời trìu mến của mẹ và sự lo lắng dạy dỗ của cha đã hằn sâu vào ký ức làm cho tôi không bao giờ quên. Lời giáo huấn của Phật trong kinh Vu Lan báo hiếu luôn nhắc nhở dù ở hoàn cảnh nào, ở đâu, làm việc gì luôn phải lấy chữ Hiếu làm đầu. Người con hiếu thảo luôn được đức Phật, Quan Thế Âm Bồ tát, Thiện thần gia hộ, chở che, mọi việc làm trong cuộc sống đều được thuận lợi dễ đạt được thành công. Ngược lại, người con bất hiếu thường gặp chướng duyên trong cuộc sống, gặp tai họa vì mang tôi bất hiếu. Ca dao có câu:
Cho tôi lập miếu thờ vua
 Xây lăng thờ mẹ - xây chùa thờ cha.
Mẹ không còn trên thế gian, đó là nỗi bất hạnh mà không gì miêu tả nỗi. Mỗi năm đến ngày Vu Lan báo hiếu lòng Tôi lại nổi lên nỗi nhớ, như ngày hẹn được một lần gặp Mẹ. Tôi không thể diển tả được tâm trạng của mình, nhưng hình ảnh những ngày này luôn gắn lền trong Tôi, vừa là nổi đau vì hiểu rằng không còn Mẹ, vừa là nỗi mừng vì sắp được hội ngộ với Mẹ thân yêu.
Ngày vu lan báo hiếu đó là sự nhắc nhở những ai còn Bố Mẹ trên đời, hãy biết trân trọng giữ gìn phước đức đó, cài hoa hồng đỏ là người còn được may mắn mang trên mình ngọn lửa âm yêu thương của Mẹ, còn được vòng tay luôn rộng mở, lúc nào cũng dang rộng để các con sà vào lúc khó khăn, khi buồn chán. Dù ở tuổi nào, đối với Mẹ Cha; con vẫn là đứa con bé bỏng cần đùm bọc, chở che.

ngay vu lan bao hieu

Rằm tháng bảy, đến Chùa thắp hương khấn Phật, để nghĩ về đạo hạnh làm người mà Đức Phật dạy bảo, mà hiểu hơn về trách nhiệm làm con ở đời thường, Chúng ta  làm tròn được đạo con là đã tu tâm tích đức lớn lắm rồi.  Cài hoa hồng để hiểu phúc đức mình có ở đời, Phúc ít đành cài hoa trắng, để luôn nhớ nổi bất hạnh mất mẹ mà cố gắng bù đắp tình Cha, để nhớ nổi đau mà dạy dỗ con nên người, chỉ bảo con cái hiểu được luân hồi đạo lý. 


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Danh ngôn cho cuộc sống

Cố gắng là sức mạnh của tinh thần nhưng không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã qua thời tuổi trẻ, chúng ta rất khó rèn luyện vì Ý chí sẽ không khởi được nữa. Bởi vậy, khi còn trẻ, nếu có được những cảnh khổ để rèn luyện, chúng ta nên xem đó là một diễm phúc của cuộc đời. Phần lớn những người có một thời tuổi trẻ sung sướng là những người không có ý chí, nghị lực. Những người ấy chưa biết cố gắng là gì nên rất dễ dàng chùn bước trước khó khăn hay gục ngã trước hoàn cảnh

1. Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng
2. Thế giới này đầy ắp những đau khổ là do người ta chỉ biết sống cho mình, hướng về mình
3. Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng!
4. Người không khoe khoang chưa biết họ tốt hay xấu nhưng là người có bản lĩnh, biết giấu kín thực lực của mình!
5. Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ.
6. Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó.
7. Con người ta giỏi lên phần nhiều nhờ lúc thực hành, chứ không phải lúc học.
8. Ðức Phật có dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta không nên bận tâm với những lời nói, những câu văn không có ý nghĩa gì cả. Thí dụ như có người nói chúng ta ngu như con bò, nếu chúng ta nổi giận, thì quả là chúng ta ngu thực rồi, còn gì nói nữa. Những câu nói vô nghĩa tương tự khó có thể làm động tâm những người cố gắng tìm hiểu đạo lý.
9. Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc
10. Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau.
11. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.
12. Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng. 
13. Làm việc nhỏ mà không ra gì thì làm việc lớn cũng khó thành công!
14. Ngay cả những thứ làm cho ta cảm giác thoải mái, thích thú và những thứ cho ta cảm giác bực bội khó chịu (nóng giận), thì cũng đều không thực sự có một chút giá trị gì cả. Ta sẽ thấy: "Ô, đâu có gì trong cái cảm giác thích thú nầy. Ðây chỉ là một thứ cảm giác xuất hiện rồi sẽ biến mất. Cảm giác không thích (nóng giận) cũng vậy, nó chỉ là một cảm giác có rồi mất. Thế thì tại sao chúng ta phải rắc rối với chúng cơ chứ?"
15. Tốc độ của tên bay rất nhanh, nhưng tầm bắn lại không quá hai dặm, vì nó bay một đoạn sẽ dừng lại; tốc độ bước đi rất chậm, nhưng có thể đi đến mấy trăm dặm, vì bước đi không ngừng. Vô luận làm việc gì, điều quý ở chỗ kiên trì đến cùng, chỉ cần giữ được thái độ đó thì cho dù người bình thường có thể đạt được thành tích rất tốt.
16. Con tuấn mã ngày vượt ngàn dặm, là nhờ chiếc xe nhẹ; vác nhiều chở nặng đi một ngày không đến vài dặm, vì vác chở quá sức. Bất luận làm việc gì, kể cả học tập, đều không được gánh vác quá sức, nếu không thì cho dù người có bản lĩnh đến đâu cũng sẽ bị gục ngã.
17. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.
18. Phải khiêm tốn để biết rằng mình vẫn có thể sai!
19. Mỗi ngày ta cần cảm nhận hạnh phúc và an vui chính mình đang có: ít bệnh và ít não; chớ nên chờ đến khi có bệnh có não phiền rồi mới tìm sự an vui hạnh phúc thì không còn trọn vẹn.