Cố gắng là sức mạnh của tinh thần nhưng không phải tự nhiên mà có. Chúng
ta phải rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã qua thời tuổi trẻ, chúng
ta rất khó rèn luyện vì Ý chí sẽ không khởi được nữa. Bởi vậy, khi còn
trẻ, nếu có được những cảnh khổ để rèn luyện, chúng ta nên xem đó là một
diễm phúc của cuộc đời. Phần lớn những người có một thời tuổi trẻ sung
sướng là những người không có ý chí, nghị lực. Những người ấy chưa biết
cố gắng là gì nên rất dễ dàng chùn bước trước khó khăn hay gục ngã trước
hoàn cảnh
1. Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng
2. Thế giới này đầy ắp những đau khổ là do người ta chỉ biết sống cho mình, hướng về mình
3. Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người
nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó
là 1 suy nghĩ đúng!
4. Người không khoe khoang chưa biết họ tốt hay xấu nhưng là người có bản lĩnh, biết giấu kín thực lực của mình!
5. Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ.
6. Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó.
7. Con người ta giỏi lên phần nhiều nhờ lúc thực hành, chứ không phải lúc học.
8. Ðức Phật có dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta không nên bận
tâm với những lời nói, những câu văn không có ý nghĩa gì cả. Thí dụ như
có người nói chúng ta ngu như con bò, nếu chúng ta nổi giận, thì quả là
chúng ta ngu thực rồi, còn gì nói nữa. Những câu nói vô nghĩa tương tự
khó có thể làm động tâm những người cố gắng tìm hiểu đạo lý.
9. Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có
buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình
an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn
vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh
lạc
10. Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng
chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất,
họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau.
11. Người có thân
mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn
đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.
12. Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng.
13. Làm việc nhỏ mà không ra gì thì làm việc lớn cũng khó thành công!
14. Ngay cả những thứ làm cho ta cảm giác thoải mái, thích thú và những thứ
cho ta cảm giác bực bội khó chịu (nóng giận), thì cũng đều không thực sự
có một chút giá trị gì cả. Ta sẽ thấy: "Ô, đâu có gì trong cái cảm giác
thích thú nầy. Ðây chỉ là một thứ cảm giác xuất hiện rồi sẽ biến mất.
Cảm giác không thích (nóng giận) cũng vậy, nó chỉ là một cảm giác có rồi
mất. Thế thì tại sao chúng ta phải rắc rối với chúng cơ chứ?"
15. Tốc độ của tên bay rất nhanh, nhưng tầm bắn lại không quá hai dặm, vì nó
bay một đoạn sẽ dừng lại; tốc độ bước đi rất chậm, nhưng có thể đi đến
mấy trăm dặm, vì bước đi không ngừng. Vô luận làm việc gì, điều quý ở
chỗ kiên trì đến cùng, chỉ cần giữ được thái độ đó thì cho dù người bình
thường có thể đạt được thành tích rất tốt.
16. Con tuấn mã ngày vượt ngàn dặm, là nhờ chiếc xe nhẹ; vác nhiều chở nặng
đi một ngày không đến vài dặm, vì vác chở quá sức. Bất luận làm việc gì,
kể cả học tập, đều không được gánh vác quá sức, nếu không thì cho dù
người có bản lĩnh đến đâu cũng sẽ bị gục ngã.
17. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.
18. Phải khiêm tốn để biết rằng mình vẫn có thể sai!
19. Mỗi ngày ta cần cảm nhận hạnh phúc và an vui chính mình đang có: ít
bệnh và ít não; chớ nên chờ đến khi có bệnh có não phiền rồi mới tìm sự
an vui hạnh phúc thì không còn trọn vẹn.
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Trả lờiXóa