Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Phật dạy về nhân quả

Đức Phật dạy về nhân quả rằng con người khi sống phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, lão, bệnh và tử; đó là quy luật tất yếu của thế giới này. Con người sinh ra và chết đi, nhưng thân xác cũng bị già đi và bệnh tật, điều này là vô thường. Nếu chúng ta nghĩ rằng không thể nào vượt được định lý vô thường sinh lão bệnh tử là rơi vào đoạn kiến; vì theo Phật dạy về nhân quả, chúng ta phải khởi điểm từ định luật vô thường mà tu hành để giác ngộ được lý chơn thường và tồn tại mãi với chơn thường, mới gọi là tu đúng Chánh pháp.

phat day ve nhan qua

Chúng ta đã oán than, trách móc khi những đau khổ, tai ương trong cuộc sống xảy đến cho mình. Nhưng chúng ta luôn đặt ra những câu hỏi oán trách ai đây? Ai làm cho ta khổ vì bệnh hiểm nghèo, nào là tai nạn giao thông rồi tai nạn lao động? Chúng ta lại tự hỏi ai làm cho chúng ta mất cha, mất mẹ, hay mất dần những người thân mà chúng ta yêu thương nhất? Phật dạy về nhân quả cho rằng con người  không biết phải oán trách ai rồi lại chuyển sang than đất, than trời. Nhưng trời đất ở đâu thì ta chưa từng biết! Và thực lòng ta cũng không thể tin được là có thể có một “ông trời” bất nhân đến nỗi chỉ chuyên gây ra những khổ đau cho nhân loại!
Trong cuốn sách Phật dạy về nhân quả, có một thượng tọa có viết: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, ích kỷ, không chịu bố thí. Có lần, một thanh niên lên chùa gặp chúng tôi than thở: "Thưa Thầy, đời con khổ quá, bây giờ con chỉ muốn đi chùa và tu hành cho bớt khổ". Nghe xong chúng tôi nói: "Con càng đi chùa thì càng khổ, vì con đang cố tránh né các nghiệp mà con gây ra từ kiếp trước". Lúc này trên gương mặt người này hiện lên rõ ràng đây là con người khá ích kỷ, khó tính, bỏn xẻn, hà tiện. Đời này nghèo khổ nên cứ thích đến chùa, để cảm thấy mình có giá trị ở nơi tín ngưỡng tâm linh. Vì khi làm như vậy ta lại phải đau khổ thêm, nghiệp lại chồng nghiệp.

Trong những điều Phật dạy về nhân quả có người tự sát dễ  mời quỷ chết oan đến làm người thay thế

Tại một trang trại nọ có có một đôi vợ chồng tá điền họ Triệu, hai vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận.
Một ngày kia, người vợ nghe nói ông chồng có tình nhân bên ngoài, cũng không biết là thật hay giả.
Bà vợ vốn dịu dàng, im lặng chỉ nói đùa với chồng rằng: “Nếu như chàng không yêu thiếp, mà lại đi yêu con hồ ly tinh kia, vậy thì thiếp sẽ treo cổ tự sát cho chàng xem”. Ngày hôm sau, trong khi người vợ đang ở ngoài đồng ruộng, gặp được một thầy đồng, ông thầy đồng này có cặp mắt âm dương, có thể nhìn thấy ma quỷ ở cõi âm bên kia, nhìn thấy bà, ông kinh hãi la lên: “Sau lưng bà, sao lại có một con quỷ chết treo bám theo vậy!” . Lúc này bà mới biết rằng, ngay cả những lời nói đùa trong lúc nói chuyện, thì ma quỷ cũng đều nghe thấy được.
Phàm là những ai tự sát, nhất định phải tìm được người thay thế mới có thể được đầu thai. Có thể là vì chán ghét những người tự sát kia, vậy nên không để họ có được sinh mệnh mới một cách mau chóng. Cũng là để cho con người thế gian sau khi biết được, thì không còn dám tùy tiện tự sát nữa.

Phật dạy về nhân quả có câu chuyện trả nghiệp sát sanh

Năm 1958, có cậu Hiếu bị tật bẩm sinh, mặt đưa ra phía sau lưng, đầu lắc lư, tay chân cong quẹo không đi được, bò lết tại chợ Trà Vinh ăn xin. Lạ một điều là ngày nào cậu cũng khóc la: Bà con ơi, đừng sát sanh! Tôi là con bò nè …! Người ta giết tôi, dòng họ tôi chết hết rồi … Tiếng khóc của cậu rống lên như bò bị thọc huyết. Rất nhiều người biết lai lịch của cậu Hiếu. Ông nội của cậu ở tỉnh Trà Vinh chuyên nghề làm thịt bò bán ở chợ, giàu có dư ăn. Có một ngày ông cột con bò cái định khuya làm thịt, mai bán chợ sáng. Ngay đêm hôm đó ông mơ màng thấy người đàn bà đến khóc nói: xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi ông hãy giết. Đêm ấy ông thấy hiện tượng ấy 3 lần, ông nói cùng vợ. Bà khuyên ông không nên làm thịt con bò này, nhưng ông không nghe. Khuya hôm đó, như thường lệ, ông đập đầu con bò. Con bò này la lớn hơn những con bò trước, nó chống cự, giãy giụa đến đứt dây thừng, và đến khi gần chết, đầu nó cứ mãi lắc lư. Cũng ngay đêm hôm đó, con dâu ông sinh đứa cháu nội trai dị tật: sứt môi, mắt lộ, đầu quay ra sau lưng, chân lại ở trước. Ông lo chạy chữa thuốc thang cho cháu tốn hao cả tài sản vẫn không hết. về phần gia đình ông thì cả nhà mang trọng bệnh kỳ lạ, sau đó chết hết. Tôi nghiệp đứa bé chỉ mới mười tuổi dị tật phải đi ăn xin, đầu cứ lắc lư, không quên tự xưng mình là Bò.
 

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Ngày vu lan báo hiếu


Ngày vu lan báo hiếu hay còn gọi mùa báo hiếu, được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch, cầu cho cha mẹ đã mất được vãng sanh về thế giới Tây Phương. Vu Lan còn là dịp để những người may mắn còn cha còn mẹ, thực hành sống thương yêu cha mẹ mình hơn và đền đáp công lao to lớn, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất dành cho cha mẹ.
Mùa vu lan báo hiếu thứ 3 con xa nhà rồi mẹ? Con chỉ muốn bỏ lại tất cả để chạy về được mẹ ôm vào lòng ngay lúc này thôi mẹ ạ, nhưng con không làm được, ngoài những cuộc gọi điện thoại hỏi thăm con không biết làm gì hơn cả.
Mẹ nói mẹ rất vui và hạnh phúc mỗi lúc nghe giọng nói của con, mẹ có đang nói dối đúng không hả mẹ? Con biết rằng đằng sau những cuộc điện thoại là những giọt nước mắt đang rơi trên khuôn mặt hao gầy của me, mẹ thương con phải bon chen chốn Sài Gòn không tình người, mẹ thương con những lúc nắng mưa thất thường ốm không ai bên cạnh, mẹ thương con đi làm về vội lăn ra ngủ còn cơm thì cũng bữa được bữa mất...mẹ thương con nhiều lắm đúng không mẹ?

ngay vu lan bao hieu


Khi đến ngày lễ vu lan báo hiếu, con vẫn còn nhớ như in cái ngày con nhận được giấy báo nhập học, con cứ cười nói vui vẻ, háo hức và vui sướng vì sắp được rời xa chốn xa quê. Mẹ nhận thấy sự hạnh phúc và hồn nhiên nơi con, nhưng hằng đêm con lại thấy mẹ trằn trọc khó ngủ, lúc đó con nhận ra rằng, đó lại là một nỗi lo âu của một bà mẹ có con sắp rời vòng tay mình phải không mẹ?
Nắng vàng rải nhẹ chùa tôi,
Cỏ non xanh thắm một trời bình yên.
Về đây tu học Tâm Từ,
  Tiếng chuông báo hiếu bước vào an vui.
Tôi tự học đạo, lời trìu mến của mẹ và sự lo lắng dạy dỗ của cha đã hằn sâu vào ký ức làm cho tôi không bao giờ quên. Lời giáo huấn của Phật trong kinh Vu Lan báo hiếu luôn nhắc nhở dù ở hoàn cảnh nào, ở đâu, làm việc gì luôn phải lấy chữ Hiếu làm đầu. Người con hiếu thảo luôn được đức Phật, Quan Thế Âm Bồ tát, Thiện thần gia hộ, chở che, mọi việc làm trong cuộc sống đều được thuận lợi dễ đạt được thành công. Ngược lại, người con bất hiếu thường gặp chướng duyên trong cuộc sống, gặp tai họa vì mang tôi bất hiếu. Ca dao có câu:
Cho tôi lập miếu thờ vua
 Xây lăng thờ mẹ - xây chùa thờ cha.
Mẹ không còn trên thế gian, đó là nỗi bất hạnh mà không gì miêu tả nỗi. Mỗi năm đến ngày Vu Lan báo hiếu lòng Tôi lại nổi lên nỗi nhớ, như ngày hẹn được một lần gặp Mẹ. Tôi không thể diển tả được tâm trạng của mình, nhưng hình ảnh những ngày này luôn gắn lền trong Tôi, vừa là nổi đau vì hiểu rằng không còn Mẹ, vừa là nỗi mừng vì sắp được hội ngộ với Mẹ thân yêu.
Ngày vu lan báo hiếu đó là sự nhắc nhở những ai còn Bố Mẹ trên đời, hãy biết trân trọng giữ gìn phước đức đó, cài hoa hồng đỏ là người còn được may mắn mang trên mình ngọn lửa âm yêu thương của Mẹ, còn được vòng tay luôn rộng mở, lúc nào cũng dang rộng để các con sà vào lúc khó khăn, khi buồn chán. Dù ở tuổi nào, đối với Mẹ Cha; con vẫn là đứa con bé bỏng cần đùm bọc, chở che.

ngay vu lan bao hieu

Rằm tháng bảy, đến Chùa thắp hương khấn Phật, để nghĩ về đạo hạnh làm người mà Đức Phật dạy bảo, mà hiểu hơn về trách nhiệm làm con ở đời thường, Chúng ta  làm tròn được đạo con là đã tu tâm tích đức lớn lắm rồi.  Cài hoa hồng để hiểu phúc đức mình có ở đời, Phúc ít đành cài hoa trắng, để luôn nhớ nổi bất hạnh mất mẹ mà cố gắng bù đắp tình Cha, để nhớ nổi đau mà dạy dỗ con nên người, chỉ bảo con cái hiểu được luân hồi đạo lý. 


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Danh ngôn cho cuộc sống

Cố gắng là sức mạnh của tinh thần nhưng không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã qua thời tuổi trẻ, chúng ta rất khó rèn luyện vì Ý chí sẽ không khởi được nữa. Bởi vậy, khi còn trẻ, nếu có được những cảnh khổ để rèn luyện, chúng ta nên xem đó là một diễm phúc của cuộc đời. Phần lớn những người có một thời tuổi trẻ sung sướng là những người không có ý chí, nghị lực. Những người ấy chưa biết cố gắng là gì nên rất dễ dàng chùn bước trước khó khăn hay gục ngã trước hoàn cảnh

1. Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng
2. Thế giới này đầy ắp những đau khổ là do người ta chỉ biết sống cho mình, hướng về mình
3. Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng!
4. Người không khoe khoang chưa biết họ tốt hay xấu nhưng là người có bản lĩnh, biết giấu kín thực lực của mình!
5. Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ.
6. Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó.
7. Con người ta giỏi lên phần nhiều nhờ lúc thực hành, chứ không phải lúc học.
8. Ðức Phật có dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta không nên bận tâm với những lời nói, những câu văn không có ý nghĩa gì cả. Thí dụ như có người nói chúng ta ngu như con bò, nếu chúng ta nổi giận, thì quả là chúng ta ngu thực rồi, còn gì nói nữa. Những câu nói vô nghĩa tương tự khó có thể làm động tâm những người cố gắng tìm hiểu đạo lý.
9. Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc
10. Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau.
11. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.
12. Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng. 
13. Làm việc nhỏ mà không ra gì thì làm việc lớn cũng khó thành công!
14. Ngay cả những thứ làm cho ta cảm giác thoải mái, thích thú và những thứ cho ta cảm giác bực bội khó chịu (nóng giận), thì cũng đều không thực sự có một chút giá trị gì cả. Ta sẽ thấy: "Ô, đâu có gì trong cái cảm giác thích thú nầy. Ðây chỉ là một thứ cảm giác xuất hiện rồi sẽ biến mất. Cảm giác không thích (nóng giận) cũng vậy, nó chỉ là một cảm giác có rồi mất. Thế thì tại sao chúng ta phải rắc rối với chúng cơ chứ?"
15. Tốc độ của tên bay rất nhanh, nhưng tầm bắn lại không quá hai dặm, vì nó bay một đoạn sẽ dừng lại; tốc độ bước đi rất chậm, nhưng có thể đi đến mấy trăm dặm, vì bước đi không ngừng. Vô luận làm việc gì, điều quý ở chỗ kiên trì đến cùng, chỉ cần giữ được thái độ đó thì cho dù người bình thường có thể đạt được thành tích rất tốt.
16. Con tuấn mã ngày vượt ngàn dặm, là nhờ chiếc xe nhẹ; vác nhiều chở nặng đi một ngày không đến vài dặm, vì vác chở quá sức. Bất luận làm việc gì, kể cả học tập, đều không được gánh vác quá sức, nếu không thì cho dù người có bản lĩnh đến đâu cũng sẽ bị gục ngã.
17. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.
18. Phải khiêm tốn để biết rằng mình vẫn có thể sai!
19. Mỗi ngày ta cần cảm nhận hạnh phúc và an vui chính mình đang có: ít bệnh và ít não; chớ nên chờ đến khi có bệnh có não phiền rồi mới tìm sự an vui hạnh phúc thì không còn trọn vẹn.